PHÂN BIỆT DẤU HÓA, HÓA BIỂU VÀ CÁC KÝ HIỆU


Dấu thăng : Làm nốt nhạc tăng lên ½ cung.
Dấu giáng : Làm nốt nhạc giảm xuống ½ cung.
Dấu bình : Làm nốt nhạc trở về cao độ bình thường (nếu trước đó có bị tác động bởi dấu thăng hoặc giáng khác).


Ví dụ: 2 dấu thăng nằm ở nốt Fa (F) và Do (C). Vậy các nốt Fa, Do trong bản nhạc sẽ trở thành F#, C#.

* Dấu thăng #: Fa – Do – Sol – Re – La – Mi – Si
* Dấu giáng ♭ : Si – Mi – La – Re – Sol – Do – Fa
Điều này có nghĩa là, nếu hóa biểu có 1 dấu #, đó sẽ là nốt Do. 3 dấu # thì sẽ là Fa, Do, Sol.

Trước tiên, bạn cần biết khái niệm giọng (hợp âm chủ đạo) của bài hát. Hợp âm chủ là hợp âm chính tạo nên màu sắc hài hòa cho bản nhạc, các hợp âm phụ khác phải xoay quanh nó và tuân theo một vài nguyên tắc nhạc lý.
Mỗi giọng sẽ có một bộ 7 nốt (Do tới Si) đi kèm với nó, bộ nguyên tắc này là cố định và độc nhất cho giọng đó. Đầu bản nhạc nếu không có dấu thăng hoặc dấu giáng nào cả thì chỉ có thể là giọng Do trưởng (C major) hoặc La thứ (A minor) mà thôi.
Vậy là chúng mình đã hiểu rõ hơn về dấu hoá và hoá biểu rồi phải không nào, kiến thức này rất quan trọng đó nha! 

Cám ơn các bạn đã theo dõi và học nhạc cùng TD Music 
