1. Đam mê
Khi bạn yêu thích piano, bạn sẽ có động lực theo đuổi môn học đầy thách thức nhưng tuyệt vời này. Thường xuyên nghe những bài piano yêu thích, chiêm ngưỡng tay đàn của những nghệ sỹ qua video, đi nghe hoà nhạc hoặc những buổi biểu diễn piano trực tiếp… sẽ giúp bạn có thêm tình yêu và niềm cảm hứng để theo đuổi bộ môn này.
2. Đặt mục tiêu và đưa ra kế hoạch luyện tập
Bạn muốn chơi được bản nhạc nào? Bạn muốn đạt được trình độ nào?… Hãy mạnh dạn ghi ra những ước mơ của mình để lên một kế hoạch học tập thật cụ thể và hiệu quả nha!
3. Khởi động trước khi chơi đàn – luyện ngón
Để một buổi tập luyện diễn ra hiệu quả, đừng bỏ qua những bài luyện ngón bạn nhé! Chúng sẽ giúp đôi tay của bạn mềm mại và linh hoạt hơn. Hãy chọn những bài tập luyện ngón phù hợp với trình độ của mình.
4. Bắt đầu luyện tập một bài mới thật chậm và chính xác
Piano là môn học yêu cầu sự tỉ mỉ và chính xác cao. Khi bắt đầu tập một bài nhạc mới, hãy ghi chú lại số ngón tay, chia bài thành từng đoạn nhỏ và tập thật chậm và đúng. Lặp lại thật nhiều lần đoạn nhạc đó cho đến khi thật chính xác, sau đó tăng dần tốc độ.
5. Luyện tập với Metronome
Metronome hay còn gọi là máy đếm nhịp- một vật không thể thiếu cho bất cứ ai học piano. Nhiệm vụ của Metronome là giúp bạn chơi đàn đúng và đều nhịp. Ngày trước đi học, thầy mình còn dạy mình là hãy luyện tập Metronome thật thường xuyên, chỉ đánh đàn không dùng Metronome khi đi biểu diễn mà thôi.
6. Kiên trì, đừng nản nếu gặp khó khăn
Sẽ có những giai đoạn bạn cảm thấy chán, vì khó quá, vì bế tắc. Đừng quá lo lắng, vì hầu như ai cũng gặp phải vài lần đến nhiều lần như thế! Hãy thả lỏng bản thân, tìm ra đâu là vấn đề mình thấy bế tắc, chậm rãi tập đi tập lại, hoặc không hiểu thì đi hỏi. Tất cả sẽ qua thôi nếu bạn đủ niềm tin và sự chăm chỉ!
7. Lắng nghe
Khi tập một bài nhạc, hãy chịu khó nghe những bản audio hoặc video mẫu để học hỏi. Bạn sẽ vỡ ra rất nhiều về sắc thái, về cách co giãn nhịp, về phong cách trình diễn của người nghệ sĩ… từ đó nâng cao khả năng chơi đàn của mình.
8. Bắt chước- đổi mới
Đối với piano Cover hoặc Jazz, 1 trong những cách học hiệu quả đó là nghiên cứu những bài mẫu, học hỏi cách Solo, cách dựng bài…. Ban đầu chưa thể sáng tạo thì cứ bắt chước, bắt chước đủ nhiều và có 1 tầm hiểu biết nhất định bạn sẽ tự sáng tạo ra những kiểu chơi mới cho riêng mình. Điều này cần một thời gian học tập khá kiên trì và bền bỉ.
9. Chịu khó học hỏi, tìm hiểu
Học giáo trình lâu có thể sẽ gây nhàm chán. Hãy mở rộng sự hiểu biết của mình bằng cách tự tìm kiếm thêm lượng kiến thức mới qua youtube, sách tham khảo… , tập thêm những bản nhạc mình yêu thích… phù hợp với trình độ của mình. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi vì sao, tìm cách trả lời và tìm sự giúp đỡ của giáo viên bạn nhé. Kiến thức mênh mông, càng học đc nhiều bạn sẽ càng thấy piano thật sự rất thú vị
Chúc các bạn học đàn thành công
Hãy inbox cho chúng tôi nếu cần sự giúp đỡ và hỗ trợ về Piano bạn nhé
Cảm ơn bạn đã đọc bài và chúc các bạn cuối tuần mới vui vẻ